Giống như người. cún cũng có lúc bị bệnh, nếu như người bạn quan trọng của bạn bị bệnh thì bạn phải làm gì. Vậy nhé, mời bạn xem 24 điều để chó sống khỏe mạnh dưới đây.
1. Phải làm sao khi cún bị tiêu chảy?
Nếu cún uống sữa hoặc ăn quá nhiều, ăn phải thức ăn bị hư, hoặc đang bị bệnh sốt rét, hay sợ hãi chuyện gì đó..v..v ..thì cún sẽ bị tiêu chảy.
Lúc này đừng cho cún ăn cơm mà hãy cho ăn những thức ăn nào dễ tiêu hóa như cháo chẳng hạn ( tốt nhất là cháo gà).
Có lẽ trong cơ thể cún, những vi trùng nhiễm bệnh đang hoạt động. Cho nên nếu nhiệt độ trong người cún vượt quá 39,5*C, đi tiêu lỏng như nước và phân đậm màu socola thì nhanh chóng đưa cún đi bác sỹ.
2. Phải làm sao khi trong hốc mắt của chó có ký sinh trùng?
Trong bụng hoặc trong mạch máu của cún luôn có những con ký sinh trùng ẩn náu, những con ký sinh trùng này sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng mà cún có được. Vì thế cún cứ phờ phạc, trong hốc mắt của nó có những con gọi là ký sinh trùng.
Bởi vì ký sinh trùng có nhiều loại nên phương pháp điều trị sẽ không giống nhau. Lúc dẫn cún đi khám bệnh, tốt nhất là nên đem theo phân và con ký sinh trùng đó. Sau khi bác sỹ thú y kiểm tra sẽ cho biết đấy là loại ký sinh trùng gì. Xin bạn đừng tùy tiện cho cún uống thuốc mà nên dắt nó đến gặp bác sỹ thú y.
_ Ký sinh trùng cư trú trong bụng cún: Giun đũa ( thường ký sinh trong ruột non), Giun móc ( hút máu trong ruột non), Sán xơ mít ( những con bọ chét ăn trứng dính trên hốc mắt chó và truyền bệnh), Trùng roi ( thường ký sinh trong ruột thừa).
_Các loại bệnh thường gặp ở cún: Bệnh về mắt ( mắt ghèn, vàng mắt, trắng con ngươi), Bệnh về mũi (khô mũi, chảy nước mũi, nhức tai, chảy nước lỗ tai), Bệnh về cổ họng ( chảy nước miếng, hôi miệng), Thân thể không khỏe (uống quá nhiều nước, tiêu chảy, nôn ọe)..
3. Khi cún bệnh phải chăm sóc như thế nào?
Giả sử bạn bị bệnh thì bạn sẽ làm gì? Nếu bệnh nhẹ thì người nhà sẽ chăm sóc bạn, còn khi bệnh nặng thì đi khám bác sĩ. Cún cũng vậy!
4. Có nên chích thuốc cho cún không?
Nếu như nhà bạn nuôi thì phải đem đi chích ngừa phòng bệnh dại. Đây là quy định của vệ sinh phòng dịch, cũng là nghĩa vụ của người nuôi cún. Mặt khác, tiếp nhận những vi khuẩn kháng bệnh này là để phòng bệnh độc và vi trùng phát sinh bệnh. Muốn bảo vệ sức khỏe cho cún thì phải đi tiêm ngừa.
5. Người bị chó cắn phải làm sao?
Trước tiên nên rửa vết thương ngay lập tức, sau đó băng lại đưa đi viện. Phải theo dõi con chó đã cắn xem lịch tiêm phòng và sức khỏe nó thế nào để chủ động tiêm phòng cho người bị cắn càng sớm càng tốt.
6. Khi cún bị thương, ta phải làm thế nào?
Lúc bị thương, cún rất hung dữ, cho nó đeo một cái ngậm để nó đừng cắn người. Dưới đây là một số cách cấp cứu trị liệu:
- Phỏng nhẹ: dùng lượng nước vừa phải hoặc khăn ướt làm mát bên ngaoif vết thương.
- Phỏng hóa chất: dùng nước hoặc xà bông rửa sạch, sau khi thoa thuốc lập tức đưa đi viện.
- Co giật: nhét khăn vào miệng, để cún gặm chặt, sau đó đưa đi bác sỹ.
- Xuất huyết: lấy khăn chặn máu lại, dùng tay đè chặt, sau đó đưa đi viện.
- Trúng nắng: dùng khăn thấm nước lạnh bao toàn thân để hạ nhiệt độ.
- Chảy máu nhiều: dùng ngón tay ấn chặt vào nơi vết thương dẫn về tim để ngăn chảy máu.
- Choáng váng: Cho cún nằm nghiêng một bên, kéo lưỡi ra, giữ ấm đưa đến bác sĩ.
- Tai nạn giao thông: để đầu cún nằm ngang, dùng tấm thảm làm băng ca, đưa lên xe đi bác sĩ.
7. Mùa đông giá lạnh, làm sao để cún được ấm áp?
Khác với người thì cún chịu được thời tiết lạnh tốt hơn vì có bộ lông ấm áp. Tuy nhiên nếu thời tiết thay đổi đột ngột thì nên đưa cún vào ở những nơi ấm áp, ít gió lùa, nơi nằm nên có sàn ấm hoặc một tấm lót.
8. Cún có thể chịu đựng được cái nóng của mùa hè không?
Đa số cún đều rất sợ nóng. Bạn thử tưởng tượng xem vào mùa hè nóng bức , bạn khoác lên người cái áo lông da thú thì bạn sẽ thế nào? Cún cũng vậy , do đó vào mùa hè bạn nên để cún ở nơi mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào và luôn luôn có xô nước uống bên cạnh.
9. Cún cũng phiền não và buồn chán chứ?
Có câu nói: " Hãy xem chó như một đứa bé 5 tuổi". Ý nói trong các loài động vật, thì cún thông minh như đứa trẻ 5 tuổi vậy. Nếu trong gia đình, mỗi người gọi cún với 1 tên thì nó sẽ không nhận biết được tên của mình và buồn raauff vì điều đó. Hay khi cả nhà đều đi chơi, để nó ở nhà trông nhà 1 mình thì bạn để ý nét mặt cún sẽ thấy sự buồn rầu.
Hay đơn giản nhất, ví dụ thực tế nhiều khách hàng khi đưa cún đi học. Nếu không làm tâm lý trước cho cún thì mấy hôm đầu đến cún sẽ bỏ ăn vì nhớ nhà hay nghĩ chủ bỏ rơi mình, do đó chủ gửi cún đến PDS học thì hãy chăm đến thăm nom các em nhé!!
10. Tuổi thọ của cún kéo dài bao lâu?
Tùy theo từng giống mà tuổi thọ khác nhau, đại thể là trong vòng 10-15 năm.
11. Làm sao để phân biệt được cún cái, chó đực?
Khi còn nhỏ , việc phân biệt cún đực hay cái khó một chút. Tuy nhiên khi trưởng thành, bạn xem dưới bụng của nó. Cún đực nó sẽ có " con chim nhỏ", tất nhiên cún cái không có rồi, nhưng bù lại cún cái khi lớn, vú nó sẽ hiện ra rất lớn.
12. Cún đến tuổi nào thì mới được giao phối?
Cứ ngoài 1 năm tuổi cho dựng vợ gả chồng là ok rồi ! Không cho cưới thì sơ sẩy cái bác sỹ bảo cưới trộm rồi cũng nên!!
13. Mỗi lần đẻ cún sinh được bao nhiêu con?
Tùy theo chủng loại khác nhau nhưng thông thường thì mỗi lần sinh, cún sinh khoảng 5-8 con. Giống lớn mà giao phối với giống nhỏ thì sinh ra rất nhiều con. Kỷ lục hiện tại được bà mẹ có tên FOXHOUND ở Mỹ sinh 1 lần được 23 nhóc.
14. Khi cún sinh con có nên mổ không?
Tùy chủng loại khác nhau hay việc đẻ khó hay dễ mà mình vẫn nên đưa đi thú y để mổ khi cần!!
15. Có thể tắm cho chó?
Nên tắm 1 tuần 1 lần thôi (mùa hè có thể 2 lần/ tuần) và phải sấy khô sau khi tắm để tránh tình trạng bị các vấn đề về da.
16. Làm gọn lông cho cún như thế nào?
Thường xuyên dùng lược chải lông phù hợp với từng giống để chải hằng ngày và cắt tỉa những phần lông rối không chải được.
17. Không làm sạch lỗ tai cho cún được không?
Loại cún lỗ tai đứng thì cũng không dơ lắm và thoáng. Nhưng các cún tai cụp thì do không có không khí lọt vào nên rất dơ và dễ sinh bệnh, cho nên bạn phải thường xuyên xem và vệ sinh.
18. Có được cắt móng cho cún không?
Nếu cún nuôi ngoài sân và hay được chạy nhảy thì móng sẽ tự mòn dần không cần cắt. Còn những cún nuôi trong nhà thì nhất định phải cắt cho nó. Bởi vì móng của cún không ngừng mọc dài và sắc nếu như không cắt giũa, cún sẽ làm mình bị thương, hoặc không thì đồ đạc như thảm trong nhà sẽ bị cún cào nát hết. Móng của cún và người không giống nhau. Móng của cún có liên quan đến mạch máu và dây thần kinh nên chú ý đừng cắt quá ngắn.
19. Không đánh răng cho cún được không?
Nếu không đánh răng thường xuyên như người được thì định kỳ hãy cho cún đi lấy cao răng và thường xuyên cho ăn những loại thực phẩm làm trằng răng chuyên dùng như các loại xương canxi có thành phần làm trắng răng hay đồ ăn còn tươi, cắn đồ chơi..
20. Làm sao để đo nhiệt độ cho cún?
Dùng nhiệt kế. Một người giữ cún lại và một người đo nhiệt độ bằng cách đưa nhiệt kế vào hậu môn của cún để 1 lúc.
21. Nuôi cún con cần chú ý những điểm nào?
Bộ máy tiêu hóa của cún con còn yếu nên cho ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít một, không ăn quá no trong 1 lần.
22. Cún lớn tuổi cần chú ý những điểm gì?
Nên giảm vận động, ăn uống những loại thức ăn phù hợp với cún già.
23. Lông cún rụng nhiều quá có nên lo lắng?
Đa số các giống thì khoảng từ mùa xuân đến đầu mùa hè lông rụng rất nhiều. Khi ấy mỗi ngày bạn nên chải cho sạch. Ngoài thời gian này mà cún vẫn rụng lông nhiều thì phải kiểm tra xem cún có bị các vấn đề về da như ghẻ, nấm..để điều trị sớm cho cún.
24. Cún chết rồi phải làm sao?
Nếu trong vườn có sân nhỏ thì tốt nhất nên làm mồ chôn cún và trồng 1 cây nào đó lên trên. Cũng có thể hỏa táng hoặc đem chôn nơi nào đó bạn muốn. Bạn thực sự thương cún thì đừng vứt nó vào bao tải rồi ném đi như rác nhé, vừa ô nhiễm, lại vừa không có.. ''..."